Bếp từ ngày càng trở nên phổ biến nhờ tính năng an toàn và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, để đảm bảo bếp từ luôn bền bỉ và sử dụng hiệu quả, việc tuân thủ cách dùng đúng đắn là vô cùng quan trọng. Dưới đây, Chefs sẽ bật mí những bí quyết giúp bạn gia tăng tuổi thọ cho bếp từ của mình nhé.
1. Chọn đúng loại nồi phù hợp cho bếp từ
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường, do đó, nồi phải có đáy nhiễm từ để tạo ra nhiệt. Bạn nên chọn nồi có đáy nhiễm từ (thường được làm từ inox), đáy phẳng hoặc đường tròn đồng tâm.
Khuyến nghị: Bạn nên chọn những loại nồi có đường kính đáy từ 12cm~ 26cm
Nồi có đáy dày hơn thường phân bổ nhiệt tốt hơn và ít bị cong vênh khi sử dụng ở nhiệt độ cao. Đáy nồi từ 3-5 lớp là một lựa chọn tốt giúp tăng hiệu quả nấu nướng.
Bộ nồi đáy nhiễm từ
Mẹo hay: Bạn có thể kiểm tra đáy nồi có nhiễm từ hay không bằng cách sử dụng nam châm. Nếu nam châm dính chặt vào đáy nồi, điều này chứng tỏ đáy nồi có khả năng nhiễm từ và có thể sử dụng cho bếp từ. Nếu nam châm không hút, thì nồi đó không thích hợp để sử dụng trên bếp từ.
>>> Tham khảo bộ nồi bếp chuẩn nhà Chefs: https://chefs.com.vn/do-gia-dung
2. Đặt nồi đúng vị trí
Với bếp từ, việc đặt nồi đúng vị trí trên mặt bếp là điều kiện quan trọng. Mỗi vùng nấu trên bếp từ đều có tâm nhiệt đã được Chefs ký hiệu. Đặt nồi ngay chính giữa vùng nấu, đảm bảo đáy nồi tiếp xúc hoàn toàn với mặt bếp giúp bếp truyền nhiệt đều hơn, tránh lãng phí năng lượng và giảm áp lực lên các linh kiện của bếp. Đặt lệch vị trí có thể gây hao mòn mặt kính và giảm hiệu suất nấu nướng.
Vị trí tâm đặt bếp
3. Không kéo lê nồi trên mặt bếp
Mặt kính bếp từ Chefs được làm từ vật liệu cao cấp giúp chống nhiệt, sốc và lực vượt trội nhưng vẫn có thể bị trầy xước nếu bạn kéo lê nồi trên đó.
Việc kéo lê nồi có thể gây ma sát, làm giảm độ bền và tính thẩm mỹ của mặt bếp.
Mẹo hay: Bạn nên lau sạch đáy nổi trước khi đặt lên bếp để loại bỏ hạt sạn, cát hay nước còn đọng lại.
4. Vệ sinh sau khi sử dụng
Sau mỗi lần sử dụng, hãy để bếp từ nguội hẳn trước khi vệ sinh. Dùng khăn mềm ẩm hay nước rửa mặt kính chuyên dụng để lau sạch bề mặt bếp, tránh dùng các loại chất tẩy rửa mạnh có thể gây mòn. Việc giữ bếp luôn sạch sẽ không chỉ giúp duy trì vẻ ngoài mà còn ngăn chặn sự tích tụ của cặn bẩn, ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng.
Vệ sinh bếp sau khi sử dụng
Lưu ý:
5. Lưu ý khi bảo quản
Bếp từ nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao như gần vòi nước, bồn rửa, hoặc tiếp xúc với nước.
Tránh đặt bếp gần các thiết bị phát nhiệt cao như lò nướng, lò vi sóng, vì nhiệt độ cao có thể làm ảnh hưởng đến linh kiện điện tử của bếp.
Để đảm bảo an toàn và hiệu suất tốt nhất, khoảng cách khuyến nghị giữa bếp từ và các thiết bị xung quanh là từ 10-15 cm.
Cách bảo quản bếp từ
6. Tránh va đập mạnh
Mặc dù bếp từ được thiết kế có viền nhôm bo tròn bảo vệ mặt kính, nhưng những va đập mạnh vẫn có thể gây hư hỏng cho mặt kính. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng khi di chuyển nồi và sử dụng bếp để tránh những sự cố không mong muốn, đảm bảo độ bền và an toàn cho thiết bị.
Kết luận
Việc sử dụng đúng cách không chỉ đảm bảo hiệu quả nấu nướng mà còn giúp kéo dài tuổi thọ cho bếp từ của bạn. Bằng cách ap dụng các mẹo trên, bạn sẽ tận dụng được tối đa tính năng của sản phẩm, đồng thời tiết kiệm chi phí thay thế và bảo dưỡng.
Hãy luôn chú ý chăm sóc nồi bếp từ của mình, vì đó không chỉ là dụng cụ nhà bếp mà còn là một phần quan trọng giúp bữa ăn gia đình bạn thêm phần ngon miệng và an toàn.